Viêm đường hô hấp ở bồ câu
1. Nguyên nhân bệnh viêm đường hô hấp ở bồ câu pháp
là do
một virut thuộc nhóm Herpesvirus nên được gọi là Herpesvirus ở bồ câu.
2. Bệnh lý và lâm sàng bệnh viêm đường hô hấp
Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu qua niêm mạc đường hô hấp từ bồ câu bệnh sang
bồ câu khẻo một cách trực tiếp. Mặt khác bồ câu khoẻ cũng có dễ bị nhiễm
virut do hít thở không khí bị nhiễm mầm bệnh.
Virut phát triển ở niêm mạc mũi, thanh quản và khí quản, xâm nhập vào các hạch
lâm ba khí quản và phổi. Do tác động virut, niêm mạc đường hô hấp bị tổn
thương, loét và chảy dịch nhày trắng hoặc vàng xám. Một số loài vi khuẩn có sãn
ở đường hô hấp sẽ phối hợp làm cho hiện tượng viêm nặng hơn. Đó là các
Mycoplasma columborale, Pasterella multocida, liên cầu Streptococcus
beta-hemolysin và tụ cầu Staphilococcus betahemolitic.
Virut cũng tác động đến niêm mạc ruột gây ra hiện tượng viêm ruột và ỉa chảy.
- Thể cấp tính: thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy
nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó, miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng
giả, chảy dịch nhày trắng, vàng xám. Chim bị chết với tỷ lệ sau 7-10 ngày.
- Thể mãn tính: thường ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn. Một số
chim không thể hiện các triệu chứng lâm sàng; nhưng trở thành vật mang trùng và
truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên.
Bồ câu ở tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh. Bồ câu hoang đã cũng mắc bệnh. Nhưng
bồ câu cảnh và bồ câu nuôi thịt bị bệnh năng hơn. Bồ câu non thường bị bệnh thể
cấp tính, tỷ lệ chết cao. Bồ câu trưởng thành bị bệnh thể mãn tính. Nhưng là
vật tàng trữ mầm bệnh và truyền mầm bệnh trong tự nhiên.
4. Chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp ở bồ câu
Hiện nay, người ta vẫn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng về viêm có màng giả và
dịch nhày trắng, vàng xám ở các khí quản hô hấp trên để chẩn đoán bệnh.
- Chẩn đoán miễn dịch. Dùng các phương pháp huyết thanh học như ngưng kết trực
tiếp, huỳnh quang kháng thể để chẩn đoán bệnh.
5. Điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở bồ câu
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người ta đã sử dụng hai hoá dược để điều trị bệnh cho bồ câu bệnh có hiệu quả nhất định (Vindenogel,1982).
- Trisodium phosphonoformate
- Acycloguanosine.
Có 2 loại vaxin: vacxin chết và vacxin nhược độc
phòng bệnh viêm đường hô hấp của bồ câu do Hecpervirus.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường.
- Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị, tránh lây nhiễm toàn đàn.
Bạn tham một số bệnh khác: